Bí Ẩn Về Đảo Phục Sinh
Nơi đây luôn được coi là một trong những địa điểm bí ẩn nhất hành tinh. Nằm ở vùng Nam Thái Bình Dương, cách Chile và Tahiti khoảng 2.000 dặm, hòn đảo này không phải là nơi dễ tiếp cận. Được phát hiện vào ngày lễ Phục sinh năm 1722, đảo đã mang luôn tên đó cho tới ngày nay.
Các nhà khảo cổ học đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy những người Đa đảo đã phát hiện ra hòn đảo này từ khoảng năm 400 sau Công nguyên. Và trong khi hầu hết các nhà khoa học đều đồng ý với quan niệm này thì một số người lại nói, thực tế những người từ vùng Nam Mỹ đã đến cư trú trên đảo trước tiên. Nhà thám hiểm Thor Heyerdahl, tác giả cuốn Kon Tiki, lại cho rằng những cư dân đầu tiên đến từ Peru. Lý do họ đưa ra là vì có những điểm tương đồng giữa các bức tượng trên đảo, gọi là moai, với các công trình bằng đá của người Peru
Kích cỡ các moai trên đảo thay đổi từ vài tấn và cao từ chưa đầy 1,2 m tới 21,6 m và nặng xấp xỉ 150-165 tấn. Đến nay, các nhà khoa học đã đếm được 887 bức tượng như thế này trên đảo, với chiều cao trung bình 3,9 m và nặng trung bình 13 tấn. Chỉ có 288 trong số 887 tượng được đặt đúng vị trí, số còn lại vẫn nằm ở bãi khai thác hoặc rải rác trên đảo trong tư thế đang vận chuyển.
Hiện nay, vùng đất, con người và ngôn ngữ trên đảo Phục Sinh đều được cư dân của nó gọi là Rapa Nui. Những cư dân vùng đảo có một thứ ngôn ngữ viết gọi là Rongorongo mà thậm chí đến nay người ta vẫn không sao giải mã được toàn bộ. Chỉ còn lại 26 tấm thẻ gỗ có thứ ngôn ngữ này, và ý nghĩa của chúng vẫn chưa được xác định. Thêm vào đó, đảo còn có nhiều tác phẩm đá khắc mô tả hình ảnh chim chóc và cuộc sống thường ngày của những cư dân xa xưa. Đây giống như cuốn nhật ký, được làm ra để thể hiện xem các thế hệ nối tiếp nhau đã sống thế nào và làm những gì trong cuộc sống thường ngày của họ. Bộ phim Rapa Nui của đạo diễn Kevin Reynols dựa trên một số tác phẩm đá khắc này.
Một trong những bí ẩn lớn của đảo Phục Sinh là tại sao người ta lại ngừng xây dựng moai một cách rất đột ngột. Các nhà khoa học cho rằng, cư dân của đảo đông đúc nên phá vỡ hệ sinh thái đến không thể nuôi nổi toàn bộ dân cư được nữa. Một số tự biện rằng những khu rừng trên đảo bị đốn sạch đến mức tuyệt chủng, vì gỗ được dùng để di chuyển các moai khổng lồ, và đất thì được dùng cho nông nghiệp. Họ còn quả quyết thêm rằng vì hết gỗ nên những cư dân trên đảo không còn chuyên chở nổi những tảng đá khổng lồ, do đó buộc phải đột ngột chấm dứt công việc xây dựng các bức tượng.
Theo bằng chứng, cư dân đảo Phục Sinh sau đó bước vào thời kỳ suy thoái do cuộc nội chiến đẫm máu mà một số người tin rằng chấm dứt bằng hiện tượng ăn thịt đồng loại. Suốt thời kỳ này, tất cả các bức tượng bị cư dân trên đảo kéo đổ, chỉ mãi gần đây các nhà khảo cổ học mới cố gắng dựng lại các moai vào đúng vị trí của chúng. Chế độ nô lệ và bệnh tật do những người châu Âu đem tới đảo, như bệnh đầu mùa, giang mai đã làm giảm dân số bản xứ xuống còn 11 người vào năm 1877. Tuy nhiên sau khi Chile sáp nhập đảo vào năm 1888, dân số tăng lên xấp xỉ 3.800 người như ngày nay.
Đảo Phục Sinh là quê hương của một nền văn minh trình độ cao, và những tác phẩm đá này được làm ra để báo điềm gở nhằm ngăn người lạ. Có sự tương quan rất lạ với những tu sĩ Druid ở khía cạnh tín ngưỡng riêng họ. Đó là hình thức hiến sinh cho các vị thần của họ và thậm chí là một kiểu tà thuật.